i-phone

Tin tức


"Mở Quán Trà Sữa Và Cà Phê" Cần Những Chi Phí Gì?

Khi có một số vốn trong tay, nhiều người sẽ nghĩ đến việc mở một quán cà phê hay quán trà sữa để bắt đầu kinh doanh. Việc mở một quán kinh doanh đồ uống nói chung sẽ cần đến rất nhiều chi phí. Trong bài viết này, chia sẻ đến bạn các khoản chi phí cần thiết để có thể mở quán trà sữa hoặc quán cà phê.

Mở một quán cà phê hoặc quán trà sữa bài bản phải thực hiện nhiều công việc để mục đích cuối cùng là có được một không gian quán hoàn chỉnh theo mong muốn ban đầu của bạn rồi sau đó bạn mới có thể tiến hành kinh doanh. Mỗi một công việc trong số các công việc mở quán kinh doanh đồ uống, đều yêu cầu một khoản chi phí để có thể thực hiện. Sau đây là các khoản chi phí cơ bản mà bạn cần phải biết trước khi mở quán kinh doanh đồ uống:

Chi Phí Mặt Bằng

Trong phần chi phí mặt bằng này sẽ bao gồm cải tạo mặt bằng, thiết kế và trang trí. Nếu diện tích mặt bằng càng lớn thì chi phí đầu tư cho phần mặt bằng cũng sẽ cao theo. Sẽ có 2 loại mặt bằng, gồm mặt bằng trống hoàn toàn, tức là không có khung nhà hay bãi đất trống. Loại mặt bằng thứ 2 là có sẵn khung nhà, giúp bạn có thể dựa vào đó để có thể cải tạo thêm.

Với loại mặt bằng có khung sẵn sẽ thường được ưu tiên hơn, bởi nó có sẵn khung nhà, lúc này bạn chỉ việc cải tạo lại hoặc có thể xây thêm một tí là có được một một bằng có thể phục vụ kinh doanh đồ uống nhanh chóng hơn so với một bãi đất trống hoàn toàn.

Để làm việc này hiệu quả, bạn nên thuê hẵn một nhà thiết kế quán cà phê có kinh nghiệm trong việc thiết kế quán cà phê hoặc quán trà sữa. Bạn nhờ họ tư vấn và tham khảo ý tưởng thiết kế cho mặt bằng mà bạn đã lựa chọn. Sau đó bản có thể tham khảo giá cả dịch vụ của họ giành cho quán của bạn. Bạn có thể tham khảo 1 đến 3 nhà thiết kế, để lựa chọn nhà thiết kế phù hợp nhất mà bạn có thể tự mình đánh giá được.

Chi Phí Quầy Bar

Quầy bar là khu vực cực kỳ quan trọng, mình đã trình bày tầm quan trọng của nó trong bài viết trước. Nếu bạn chưa xem, bạn cho thể xem lại tại đây.

Tại khu vực quầy bar, việc tạo một không gian vừa phù hợp và linh hoạt để đảm bảo tính hiệu quả cho nhân viên sẽ được tư vấn chi tiết và thiết kế ở khâu chi phí mặt bằng. Nhà thiết kế sẽ tư vấn và dựa vào ý tưởng của bạn, sẽ đề xuất cho bạn thiết kế một quầy bar tối ưu nhất.

Trong phần này, tại khu vực quầy bar, chúng ta sẽ chú ý đến các khoản chi phí liên quan đến trang thiết bị tại khu vực quầy bar. Các chi phí cho các trang thiết bị bao gồm máy xay cà phê, máy pha cà phê, máy ép miệng ly nhựa trà sữa, máy xay sinh tố, máy định lượng đường, tủ lạnh, máy nấu nước nóng, bộ máy tính tiền thu ngân, … Việc mua sắm càng nhiều các trang thiết bị thì chi phí sẽ tốn càng nhiều.

Số lượng trang thiết bị nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào quy mô của quán, mô hình kinh doanh và loại món uống mà quán bạn sẽ bán. Ví dụ, nếu quán của bạn có quy mô lớn, phục vụ nhiều khách hàng thì việc bạn đầu tư một máy tính tiền thu ngân là việc cần thiết bởi nó giúp bạn thống kế và kiểm soát tốt số lượng đơn hàng, doanh thu và lợi nhuận một cách dễ dàng và nhanh chóng. Hay quán bạn kinh doanh cà phê theo mô hình hiện đại, chuyên phục vụ khách văn phòng thì việc bạn đầu tư một máy pha cà phê chuyên nghiệp cũng là việc đầu tư cần thiết.

Ngoài các trang thiết bị thì tại quầy bar, bạn cũng phải chuẩn bị chi phí cho các vật dụng quan trọng khác như:

Các vật dụng này là vật dụng không thể thiếu, bởi nhờ vào chúng thì bạn mới có thể phục vụ khách hàng một cách tiện lợi và mang lại sự hài lòng cho khách hàng khi họ uống ngay tại quán hoặc mua đồ uống mang về nhà.

Chi Phí Marketing

Marketing là công việc đầu tư rất quan trọng vì nó giúp bạn có được khách hàng đến quán mua hàng và từ đó quán của bạn bán được hàng thì mới có doanh thu và lợi nhuận để tiếp tục duy trì và hoạt động kinh doanh lâu dài.

Với chi phí marketing cần chuẩn bị cho quán kinh doanh đồ uống, sẽ bao gồm chi phí quảng bá thương hiệu và chi phí quảng cáo. Với phần chi phí quảng cáo, nếu bạn chuẩn bị mở quán kinh doanh đồ uống quy mô nhỏ, bạn có thể tham khảo lại nội dung ở bài viết trước mà mình đã chia sẻ tại đây, qua đó bạn sẽ nắm được cách quảng cáo online cho quán kinh doanh đồ uống quy mô nhỏ của bạn.

Còn với phần chi phí quảng bá thương hiệu thì mình có một cách giúp bạn vừa tiết kiệm chi phí và vừa hiệu quả mà hầu hết các quán kinh doanh đồ uống hiện nay đều áp dụng đó chính là in logo thương hiệu lên bao bì, cụ thể là in logo ly nhựa hoặc in ly giấy.

Bao bì đựng món uống là vật dụng mà mình đã trình bày ở trên và nó là vật dụng không thể thiếu đối với một quán kinh doanh đồ uống hiện nay. Thông qua bao bì, bạn vừa có thể sử dụng chúng để đựng món uống cho khách hàng và đồng thời có thể quảng bá thương hiệu của mình với chi phí cực kỳ thấp bằng cách in logo lên mặt ngoài của bao bì. Ngoài ra, bạn còn có thể in logo lên bịch đựng mang đi cho khách hàng mua mang đi.

Chi Phí Khác

Đây là các khoảng chi phí như chi phí thuê mặt bằng hàng tháng, chi phí giấy tờ pháp lý. Với chi phí thuê mặt bằng, bạn sẽ dùng nó để trả tiền thuê mặt bằng hàng tháng cho chủ nhà. Còn chi phí giấy tờ pháp lý là chi phí cho việc xin giấy phép kinh doanh đồ uống cho hợp pháp để tránh bị phạt. Nếu bạn kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có giấy phép, rất có thể cơ quan chức năng vào kiểm tra bất ngờ, nếu bạn là chủ quán mà không có giấy phép để xuất trình, thì bạn có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu – 30 triệu việt nam đồng.

Chi Phí Rủi Ro

Đây là phần chi phí nằm ngoài phạm vi các chi phí mà mình đã kể trên. Với chi phí rủi ro, nó sẽ được sử dụng trong những vấn đề xảy ra bất khả kháng. Và việc chuẩn bị khoảng chi phí dự phòng này là việc rất cần thiết nếu bạn không muốn hoạt động kinh doanh của mình bị gián đoạn bất thình lình.

Vì các tình huống bất khả kháng thường xảy ra rất bất ngờ, nó ập đến bất ngờ mà không có dấu hiệu hay được thông báo bởi một ai. Nếu bạn không chuẩn bị sẵn để đối phó khi xảy ra các tình huống bất khả khán thì quán của bạn có thể sẽ bị gián đoạn và thậm chí là mất đi uy tín với khách hàng.

Các tình huống bất khả kháng phổ biến có thể xảy ra bất ngờ khi bạn kinh doanh ăn uống gồm có

  • Chi phí đào tạo nhân viên mới khi nhân viên cũ nghỉ việc;
  • Chi phí ra mắt sản phẩm món uống mới;
  • Chi phí mua thiết bị mới khi thiết bị cũ bị hư hỏng;
  • Chi phí cho giá thuê mặt bằng bị tăng giá;
  • …v.v.

Chia sẻ một câu chuyện bên lề là mình có biết một người chị. Chị ấy thuê một mặt bằng kinh doanh nhà hàng. Chị mở nhà hàng kinh doanh rất thuận lợi cho đến cái năm chị ấy chuẩn bị hòa vốn thì đột nhiên chủ nhà đòi lại lấy lại mặt bằng và không cho thuê nữa, mặc dù thời hạn hợp đồng thuê mặt bằng giữa chị ấy và chủ nhà là chưa đến hạn.

Lúc bấy giờ chị ấy không chịu trả mặt bằng lại cho chủ nhà vì theo hợp đồng thì chị chưa đến hạn phải trả lại mặt bằng nên chị cứ tiếp tục kinh doanh. Trong lúc đó chị liên tục bị phía chủ nhà quấy rối khiến cho quán chị không thể làm ăn thuận lợi và ảnh hưởng đến uy tín với khách hàng trong những lúc chủ nhà quấy rối.

Chủ nhà đòi lấy lại mặt bằng, trả tiền cọc và một khoản bồi thường x2 tiền cọc theo hợp đồng. Nhưng thực tế tổng số tiền chị ấy đầu tư ban đầu nó lớn hơn rất nhiều lần so với khoản này. Bên cạnh đó, địa điểm của mặt bằng mà chị ấy đã gây dựng thương hiệu hiệu đến ngày hôm nay được rất nhiều khách hàng biết đến. Cho nên số tiền bồi thường của chủ nhà cũng không thể nào bù đắp đủ cho hoạt động kinh doanh của chị ấy được.

Tình hình kéo dài được một thời gian, việc kinh doanh của chị ấy ngày càng trở nên ko thuận lợi bởi sự quấy rối từ phía chủ nhà. Chị ấy có đề xuất chủ nhà, bên cạnh việc bồi thường tiền cọc theo hợp đồng thì chủ nhà trả lại toàn bộ tiền đầu tư ban đầu của chị ấy cho cái nhà hàng thì chị ấy mới đồng ý dọn di vì hiện tại chị ấy còn chưa lấy lại được vốn. Và trong hợp đồng thuê, cũng may là chị ấy có để cập ràng buộc này trong hợp đồng để phòng ngừa rủi ro từ phía chủ nhà.

Động lực khiến chủ nhà lấy lại mặt bằng mà chị ấy biết được là vì chủ nhà cho một bên khác thuê là ngân hàng, họ thanh toán hết một lúc 5 năm tiền thuê cho chủ nhà luôn và chủ nhà cũng đã ký hợp đồng với phía ngân hàng rồi.

Từ lúc tình hình không ổn, chị ấy đã âm thầm đi tìm mặt bằng kinh doanh mới để thuê. Cuối cùng chị ấy cũng tìm được. Đến ngày chủ nhà lấy lại mặt bằng và thanh lý hợp đồng thuê với chị ấy, chủ nhà có đền bù tiền cọc đồng thời đủ số tiền đầu tư ban đầu mà chị ấy đã đầu tư thông qua tất cả các hóa đơn mà chị còn nắm giữ rất kỹ từ hóa đơn trang thiết bị, hóa đơn mua sắm bàn ghế, chén dĩa, … chị ấy giữ đủ.

Chị ấy cầm hết số tiền đó bước sang cái mặt bằng mới thuê là chị ấy cũng đủ để có chi phí đầu tư lại từ đầu cho cái nhà hàng mới luôn. Mặc dù địa điểm kinh doanh mới không tốt như địa điểm mặt bằng cũ.

Bài học rút ra ở đây là việc chuẩn bị chi phí rủi ro là cực kỳ quan trọng. Nếu chị ấy không chuẩn bị sẵn chi phí để phòng ngừa rủi ro, thì làm sau chi ấy có thể âm thầm thuê một mặt bằng mới trong lúc đó chị ấy và chủ nhà chưa thanh lý hợp đồng thuê. Bên cạnh đó nếu như trong hợp đồng thuê, nếu chị ấy không có ràng buộc chủ nhà đền bù khoản đầu từ ban đầu mà chị ấy đã đầu tư trong trường hợp chủ nhà lấy lại mặt bằng trước hạn.

Nếu là bạn thì chắc chắn một điều nếu bạn không có chuẩn bị chi phí rủi ro thì rất có thể bạn sẽ bị phá sản hoặc lâm vào cảnh nợ nần trong tình huống như trên. Vì khi chuyển qua địa điểm mới, tổng số tiền cọc mà chủ nhà đền cho bạn chỉ là 2x tiền cọc, số tiền này chả thắm thía gì so với tổng tiền đầu tư  ban đầu mà bạn đã đầu tư. Chưa kể là chuyển đến mặt bằng mới, tiền đâu ra để bạn đủ xây mới một cái nhà hàng mới bây giờ. Có phải là lúc này bạn phải đi vay nợ để tiếp tục hoạt động kinh doanh hay không?

Qua bài viết chia sẻ ở trên, phần nào sẽ giúp cho các bạn chuẩn bị kinh doanh ăn uống nói chung hay kinh doanh trà sữa hoặc cà phê nói riêng, biết được các khoảng chi phí cần thiết khi mở quán ra kinh doanh sẽ gồm những gì. Hy vọng những chia sẻ này hữu ích cho bạn.

Bài viết liên quan:

Chat with us